Hội nghị chuyên đề về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2023
Chiều ngày 8/2, UBND huyện Quảng Hòa tổ chức hội nghị chuyên đề về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm đánh giá kết quả thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, sản phẩm đặc sản và chăn nuôi đại gia súc giai đoạn 2020-2025; Đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 và triển khai kế hoạch thực hiện lồng ghép các đề án, chương trình, kế hoạch nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị, liên kết sản xuất nông nghiệp năm 2023. Dự có đồng chí Hoàng Thị Vân Anh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện. Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Thị Hiếu chủ trì. 

Năm 2022, diện tích cây lúa 3.235,2/2.600ha, đạt 124,4%, sản lượng 16.565,3 tấn; Cây mía niên vụ 2022-2023 diện tích trồng 2.455,5=4ha đạt 98%KH, sản lượng 171.881,5 tấn; cây thuốc lá diện tích 85,1/100ha đạt 85%KH, sản lượng 174 tấn; cây chè diện tích 25,28/80ha đạt 31,6%KH sản lượng 44,7 tấn; cây khoai lang Nhật Bản được triển khai tại xã Phúc Sen, Quảng Hưng với diện tích 5ha, thu hoạch sản lượng 125 tấn, năng suất cao hơn từ 5-10% so với các giống khoai địa phương; triển khai trồng mới 109/500ha cây ăn quả đạt 21,8% KH nâng tổng diện tích cây ăn quả toàn huyện lên 353,7ha; cây khoai tây hàng hóa, cây thanh long, cây dứa chưa thực hiện được các mô hình, dự án doanh nghiệp liên kết chưa có kế hoạch phối hợp cụ thể, người dân tham gia ít, không đủ diện tích tối thiểu thực hiện đề án…. Cây củ cải có hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ diện tích 30ha được trồng ở các xã Phúc Sen, Tự Do, Ngọc Động, sản lượng trên 810 tấn, giá trị thu nhập bình quân 103 triệu đồng/ha. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, tổng đàn trâu, bò cái sinh sản được duy trì trên 10.955 con đạt 78,2% KH; diện tích trồng cỏ 404 ha, triển khai thực hiện di dời 617 chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở.

Toàn huyện có 145/150 lồng nuôi thủy sản đạt 96,7% KH tăng 20 lồng so với năm 2021, nâng tổng thể tích lồng nuôi đạt 4.550m3; Triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến nay toàn huyện có 10 sản phẩm đạt 3 sao OCOP cấp tỉnh, năm 2022 qua đánh giá, phân hạng đối với 10 sản phẩm mới có thêm 03 sản phẩm đạt 03 sao OCOP cấp huyện gồm Bún gạo trắng, Dưa chuột Quảng Hưng, Du lịch Cộng đồng Homestay Bách Thảo Tà Lùng, đã hướng dẫn, đôn đốc các chủ thể hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng đánh giá của tỉnh đánh giá, phân hạng đối với 03 sản phẩm này.

Huy động nguồn lực trên 131 tỷ đồng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên 28,35 tỷ đồng; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững 7,56 tỷ đồng; Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 93,734 tỷ đồng chủ yếu là ngân sách Trung ương; nhân dân đóng góp 627 triệu đồng, hiến 9.365 m2 đất, 7.407 ngày công lao động; huy động Quỹ xây dựng nông thôn mới được 260 triệu đồng. Qua đánh giá theo Bộ tiêu chí quốc gia giai đoạn 2021-2025 thì hiện nay huyện có 04 xã đạt 15 đến 17 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; 9 xã đạt 10-13 tiêu chí; 2 xã đạt 9 tiêu chí, giảm 1,8 tiêu chí so với năm 2021.

Năm 2023, huyện phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân từ 3-5%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 54,5 triệu đồng/ ha; phấn đấu mỗi xã tăng từ 1 tiêu chí trở lên, trung bình đạt 15 tiêu chí/xã.

Đàm Diện

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

Chung nhan Tin Nhiem Mang